Có Nên Cập Nhật Ngay Phiên Bản Mới Nhất Cho Điện Thoại?

Những bản cập nhật của các hãng điện thoại không chỉ để nâng cấp, cho ra mắt những tính năng mới mà còn để cập nhật những bản vá lỗ hổng của các phiên bản trước đó.

Như chúng ta đã biết, cập nhật phần mềm (Firmware Update) là việc tải về máy phiên bản phần mềm mới. Phiên bản phần mềm này đã được tích hợp thêm những tính năng cải tiến hoặc khắc phục các sự cố tồn tại trước đó.

Cập nhật phần mềm trên điện thoại

Khi bạn nhận được thông báo yêu cầu cập nhật hệ điều hành phiên bản mới cho điện thoại cũng đồng nghĩa với việc bản phần mềm bạn đang sử dụng có thể đã phát sinh lỗi. Do đó mà bản cập nhật mới sẽ có thể khắc phục các lỗi đó để giúp tăng trải nghiệm khi sử dụng của người dùng. Phần lớn các bản cập nhật mới đã được nhà sản xuất tính toán và chạy thử nghiệm nhiều lần trước khi chạy chính thức do đó mà bạn có thể yên tâm cập nhật phần mềm mới cho điện thoại.

Một số hãng sẽ phát hành định kỳ các bản cập nhật sau khi cập nhật phần mềm mới, điện thoại của bạn sẽ chạy mượt hơn, ổn định hơn vì các lỗi của phiên bản trước hầu như đã được sửa chữa, cùng với đó là tính bảo mật cho thiết bị của bạn cũng được nâng cao hơn.

Cụ thể, các bản cập nhật sẽ cải tiến các tính năng cũ và bổ sung thêm một số tính năng mới hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng; Giao diện của một số tính năng có thể được thay đổi và nâng cấp hơn; Tăng hiệu quả sử dụng pin điện thoại; Mang tới trải nghiệm tốt hơn, mượt mà hơn khi sử dụng điện thoại; Cải tiến hiệu suất chụp ảnh của thiết bị; Cập nhật tính năng bảo mật; Tự động sửa những lỗi nhỏ liên quan đến hệ thống.

Đọc tiếp  Sự Khác Nhau Giữa Phần Mềm Thương Mại Và Phần Mềm Nguồn Mở

Có nên cập nhật ngay phiên bản mới nhất cho điện thoại?

Trong trường hợp hãng phát hành phiên bản phần mềm mới nhưng vẫn chưa yêu cầu máy của bạn phải cập nhật thì bạn cũng đừng vội. Vì điều này có nghĩa là phần mềm cũ là phiên bản chạy ổn định nhất trên điện thoại của bạn. Việc cập nhật phiên bản mới đôi khi có thể xảy ra những lỗi phát sinh không đáng có.

Bên cạnh đó, việc cập nhật hệ điều hành mới cho điện thoại cũng có một số nhược điểm như: Dễ khiến cho điện thoại của bạn chạy chậm hơn do dung lượng điện thoại không đáp ứng đủ; Có thể gây xung đột với một số ứng dụng được cài đặt trước đó trên máy khiến người dùng gặp một số bất tiện khi sử dụng như: không truy cập được vào ứng dụng, bị văng app…; Điện thoại có thể bị lag, chạy chậm hoặc thậm chí không sử dụng được một số tính năng.

Ngoài ra điện thoại cũng đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu sau khi cập nhật, vì vậy để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và nếu chẳng may xảy ra trường hợp bị mất dữ liệu thì khôi phục được thì nên sao lưu dữ liệu thường xuyên và sao lưu trước khi cập nhật phần mềm.

Những lưu ý khi cập nhật phần mềm điện thoại

Đảm bảo điện thoại có đủ pin và được cắm sạc trong quá trình cập nhật: Trong bất cứ quá trình cập nhật nào thì bạn cũng cần đảm bảo yếu tố mức pin của máy. Nếu chẳng may điện thoại hết pin và tự động ngắt nguồn thì quá trình cập nhật sẽ bị ngắt đột ngột, dẫn đến tình trạng xung đột phần mềm. Tình huống xấu nhất là máy sẽ bị lỗi và bạn sẽ phải mất thời gian và công sức để sửa chữa nếu muốn tiếp tục sử dụng.

Đọc tiếp  Top 8 Ứng Dụng Học Tập Online Tốt Nhất Cho Học Sinh
Đảm bảo điện thoại đủ pin trong quá trình cập nhật

Đặt điện thoại ở nơi thông thoáng, không bí bách: Khi cập nhật phần mềm, máy của bạn sẽ nóng hơn mức bình thường. Chính vì thế bạn nên đặt điện thoại ở những nơi thông thoáng để dễ tản nhiệt, đặc biệt là tránh đặt lên các vật liệu dễ cháy như quần áo hay chăn nệm.

Điện thoại đủ dung lượng để cập nhật: Để cập nhật phần mềm mới thì dung lượng của máy cũng phải có đủ để đảm bảo quá trình không bị gián đoạn. Thông thường thì dung lượng bộ nhớ ở mức an toàn để cập nhật là từ 16GB trở lên. Nếu máy còn quá ít bộ nhớ trống thì bạn hãy xóa bớt những dữ liệu không cần thiết để quá trình cập nhật diễn ra suôn sẻ.

Sao lưu dữ liệu quan trọng: Hiện nay thì việc cập nhật phần mềm đã được các nhà sản xuất tối ưu, hạn chế việc mất dữ liệu trong máy của người dùng sau quá trình cập nhật. Tuy nhiên không gì là không thể, đôi khi một số lỗi sẽ xảy ra trong lúc cập nhật có thể làm mất những dữ liệu quan trọng của bạn. Vậy nên để chắc chắn hơn, bạn hãy tiến hành sao lưu trữ những tài liệu cần thiết của mình lại như sao lưu danh bạ, tải các tệp lên Google Drive,…

Sao lưu những dữ liệu quan trọng trước khi cập nhật phần mềm

Chỉ sử dụng khi điện thoại cập nhật hoàn tất: Hãy luôn đảm bảo rằng điện thoại sẽ không bị tác động gì cho đến khi quá trình cập nhật phần mềm mới hoàn tất, nếu bạn không muốn phần mềm bị lỗi hoặc bị giật, lag khi dùng. Trong khi cập nhật, có thể máy của bạn sẽ khởi động lại nhiều lần, nhưng bạn hãy kiên nhẫn đợi đến lúc có thông báo hoàn tất cập nhật rồi hãy sử dụng.

Đọc tiếp  Nên Dùng Phần Mềm Quản Lý Khách Hàng Miễn Phí Hay Trả Phí?

Một điều nữa cần nói thêm là sau khi cập nhật thì sẽ cần một khoảng thời gian nhất định (thường khoảng 1 – 2 tuần) để phần mềm được tối ưu trên máy. Lúc mới cập nhật, một số vấn đề có thể xảy ra như hao pin, máy bị chậm,… Nhưng thông thường thì chúng sẽ tự động được khắc phục sau đó.

Bài viết liên quan