Làm thế nào để quản lý cửa hàng từ xa mà không cần có mặt thường xuyên là mối quan tâm của nhiều người kinh doanh, đặc biệt là đối với chuỗi cửa hàng.
Tham khảo ngay 10 ứng dụng quản lý bán hàng từ xa hiệu quả nhận được nhiều phản hồi tích cực trên thị trường nhé!
1. Sapo
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS là một sản phẩm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo (Sapo Technology JSC). Phần mềm Sapo cung cấp các tính năng quản lý bán hàng bao gồm:
- Quản lý kho hàng: Thống kê chính xác số lượng và tình trạng hàng trong kho.
- Quản lý đơn hàng: Cập nhật thông tin chi tiết từ khâu tạo đơn, xử lý đơn đến nhận đơn, hoàn/hủy/trả hàng (nếu có).
- Quản lý giao hàng: Theo dõi chi tiết tình trạng đơn hàng và tự động đồng bộ thông tin đối soát phí vận chuyển vào báo cáo công nợ.
- Quản lý từ xa: Thống kê doanh thu, lịch sử giao dịch, chấm công nhân viên,…
Phần mềm quản lý bán hàng của Sapo cho phép kết nối với các thiết bị trong hệ thống POS như: Máy POS quẹt thẻ, máy tính tiền, ngăn đựng tiền, máy in hóa đơn, máy in mã vạch. Với các tính năng trên, ứng dụng Sapo POS sẽ đáp ứng nhu cầu quản lý bán hàng trong nhiều ngành hàng bán lẻ trực tiếp và trực tuyến.
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo sẽ là trợ thủ đắc lực cho kinh doanh trực tiếp và đặc biệt là trực tuyến.
2. POS365
POS365 là phần mềm quản lý bán hàng sử dụng công nghệ điện toán đám mây được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm 365. Bốn tính năng chính quản lý bán hàng chính của POS365 gồm:
- Xử lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng từ A-Z (nhận yêu cầu mua hàng, tạo đơn, gửi đơn, giải quyết yêu cầu hoàn/trả hàng).
- Quản lý sản phẩm: Phân loại sản phẩm khi nhập xuất (cho phép in phiếu nhập – xuất theo thông tin trên hệ thống), quản lý qua tem mác hoặc mã QR.
- Quản lý hàng tồn kho: Nhập, hiển thị chi tiết thông tin hàng tồn, hao phí nguyên liệu, hạn sử dụng,…
- Báo cáo bán hàng: Hệ thống cập nhật các báo cáo tình hình kinh doanh theo ngày về số lượng đơn hàng bán ra, doanh thu, tình trạng trả hàng, công nợ, phân tích dữ liệu (hiển thị tỷ lệ mặt hàng bán chậm, so sánh doanh thu các tháng,…).
Các đầu mối quản lý có thể sử dụng phần mềm POS365 qua nhiều thiết bị như: PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh để quản lý cửa hàng từ xa. Toàn bộ dữ liệu nằm trên nền tảng điện toán đám mây nên có tính bảo mật cao.
Phần mềm có tính ứng dụng rộng rãi với đa số ngành hàng trên thị trường như mỹ phẩm, spa, siêu thị, điện máy, cửa hàng bán lẻ,…
Phần mềm POS365 là lựa chọn hàng đầu của giải pháp thanh toán VNPAY-POS. Bởi vì phần mềm POS365 có thể tích hợp dễ dàng trên thiết bị VNPAY-POS giúp tối ưu quy trình thanh toán và quản lý kinh doanh cho merchant.
POS365 – phần mềm quản lý bán hàng cho mọi ngành nghề kinh doanh.
3. MISA eShop
Phần mềm MISA eShop được phát triển bởi công ty Misa – một trong 50 công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam.
Đúng như tên gọi, phần mềm MISA eShop tập trung vào nhóm đối tượng là các cửa hàng trực tuyến. MISA eShop có các tính năng đáng chú ý như sau:
- Quản lý bán hàng trực tuyến: Quản lý nhiều fanpage, nhận và phản hồi bình luận, tin nhắn, lên lịch livestream trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, hay bán hàng các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
Với MISA eShop, chủ cửa hàng sẽ đăng tải nhiều sản phẩm cùng lúc, kiểm soát việc lên đơn và theo dõi tình trạng đơn hàng.
- Quản lý nhân sự: Chủ cửa hàng có thể phân lịch ca làm, theo dõi chấm công, đánh giá hiệu suất bán hàng của nhân viên theo các báo cáo doanh thu theo ca,…
4. KiotViet
Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo là đơn vị xây dựng và phát triển phần mềm quản lý bán hàng KiotViet. Dưới đây là 3 tính năng ưu việt của phần mềm bán hàng KiotViet đó là:
- Đồng bộ với các sàn thương mại điện tử: Quản lý tập trung nhiều gian hàng trên cùng một giao diện, nắm bắt hàng tồn và đồng bộ giá bán
- Liên kết quản lý bán hàng trên Facebook: Chốt đơn nhanh, trả lời tin nhắn và quản lý các lượt đơn được đặt qua Facebook
- Theo dõi quá trình giao hàng: Cập nhật thông tin về tình hình đơn hàng từ khi xuất kho tới khi đến tay người nhận.
Hiện KiotViet đang được sử dụng phổ biến trên 15 ngành hàng khác nhau, tập trung vào nhóm ngành F&B (nhà hàng, quán ăn, quán cafe,…).
Chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ F&B có thể cân nhắc sử dụng phần mềm Kiot Viet.
5. Loyverse POS
Ra đời từ năm 2014, Loyverse POS tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 lĩnh vực: F&B (ăn uống), bán lẻ và dịch vụ.
Lựa chọn Loyerse POS, chủ cửa hàng có thể nhận được 4 lợi ích sau:
- Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi số lượng hàng hóa, lịch trình chuyển giao hàng nội bộ, in nhãn, nhận thông báo về tình trạng sắp hết hàng, cung cấp danh sách các bên cung cấp,…
- Nhận báo cáo tình hình kinh doanh: Tự động tính doanh thu trung bình, lợi nhuận, danh mục hàng bán chạy, hàng tồn, phân tích và so sánh các xu hướng bán hàng,…
- Quản trị nhân sự: Báo cáo doanh số của từng nhân viên, chấm công (thời gian đi làm – ra về), lưu trữ thông tin cá nhân nhân sự,…
- Quản lý quan hệ khách hàng: Lưu trữ lịch sử mua hàng để đánh giá thói quen mua sắm; chạy chương trình tích điểm cho khách hàng trung thành,…
Bên cạnh các tính năng trên, ưu điểm lớn nhất của Loyverse POS là chính sách miễn phí. Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải trả phí nếu muốn nâng cấp thêm các tính năng nâng cấp như quản lý nhân viên, quản lý kho nâng cao,… Ngoài ra, Loyverse POS vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:
- Không chấp thuận thanh toán qua các ví điện tử phổ biến (Momo, VNPay, ZaloPay,…)
- Ít chính sách hỗ trợ khách hàng tận nơi
- Không có các tính năng chuyên biệt cho các ngành nghề
Loyverse POS – lựa chọn đáng cân nhắc cho những cửa hàng nhỏ.
6. Nhanh.vn
Nhanh.vn là phần mềm tích hợp 4 ứng dụng gồm quản lý bán hàng đa kênh, quản lý fanpage, thiết kế website và tích hợp vận chuyển được phát triển bởi tập đoàn VNP Group.
Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn sẽ hỗ trợ chủ cửa hàng trong việc:
- Quản lý sản phẩm: Thống kê chính xác số lượng hàng xuất, hàng tồn kho; lưu lịch sử mua hàng, kiểm soát hóa đơn, tích điểm
- Phân tích thành các báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo tài chính sàn, báo cáo công nợ, báo cáo doanh thu, dự đoán hàng cần nhập dựa trên KPI bán hàng,…
- Quản lý bán hàng trên các sàn thương mại điện tử: Đồng bộ các thông tin như gian hàng, đơn hàng, giá bán,… trên các sàn thương mại.
Phần mềm này có chi phí khá rẻ (chỉ từ 150.000 đồng/tháng) và hướng tới đa dạng đối tượng như người mới khởi nghiệp, cửa hàng chuyên nghiệp, chuỗi cửa hàng, cửa hàng bán đa kênh,… Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người dùng, giao diện Nhanh.vn hiển thị khá chậm, phù hợp với chủ cửa hàng online hơn offline.
7. Dantrisoft
Dantrisoft là phần mềm bán sỉ, bán lẻ, đại lý được ra đời từ năm 2015 bởi Công ty TNHH Khai Dân Trí. Phần mềm quản lý bán hàng của Dantrisoft không tích hợp chung cho mọi chủ cửa hàng mà phân chia theo các ngành hàng, gồm: nhà hàng, quán bi a và karaoke. Do vậy, phần mềm này sẽ không phù hợp với các cửa hàng kinh doanh mặt hàng khác ngoài 3 ngành nêu trên.
Dantrisoft có chính sách miễn phí với gói Cơ bản (dành cho nhóm cửa hàng nhỏ, mới khởi nghiệp).
Dantrisoft hướng tới đối tượng chủ nhà hàng, quán cafe, quán ăn,…
8. Suno
Năm 2014, Công ty Cổ phần Công nghệ Suno cho ra mắt phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn sử dụng trên các thiết bị như máy tính, laptop, tablet, điện thoại. Các tính năng cơ bản của phần mềm này bao gồm:
- Báo cáo tình hình kinh doanh: Nhập, sửa và thống kê số liệu hàng hóa, doanh thu,…
- Quản lý qua website: Đồng bộ dữ liệu đơn hàng trên gian hàng Facebook và và Zalo trên website bán hàng trực tuyến, giúp quản lý xuyên suốt và tập trung hơn.
Suno.vn không giới hạn tệp khách hàng sử dụng dịch vụ. Chủ cửa hàng ở bất kỳ lĩnh vực nào (mẹ và bé, thời trang, điện máy, ăn uống,…) đều có thể trải nghiệm 7 ngày dùng phần mềm miễn phí trước khi quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, Suno.vn chưa có tính năng tích hợp với các sàn thương mại điện tử. Hãy cân nhắc nếu bạn đang có gian hàng trên Shopee, Lazada, Tiki,…
9. An Việt Soft
An Việt Soft là sản phẩm được phát triển bởi Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ An Việt. Các chức năng chính của phần mềm quản lý bán hàng An Việt Soft gồm:
- Quản lý hàng hóa: Nhập, sửa danh mục hàng hóa; ngành hàng, nhóm hàng; danh sách nhà cung cấp và đơn vị phân phối; phiếu nhập kho; phiếu chi
- Báo cáo thống kê: Thống kê báo cáo doanh thu; doanh số theo nhà cung cấp, đại lý; doanh số theo nhóm ngành bán chạy nhất,…
Phần mềm An Việt Soft hoàn toàn miễn phí và sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, các tính năng trên chỉ ở mức cơ bản và chưa được phát triển lên các trải nghiệm cao cấp hơn. Ngoài ra, An Việt Soft chưa đồng bộ quản lý bán hàng trên mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Do đó, phần mềm này sẽ không phù hợp với các chủ cửa hàng online.
10. Omisell
Omisell là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Công nghệ Logistics BMG Việt Nam. Phần mềm có nhiều tính năng hỗ trợ các chủ cửa hàng như:
- Hỗ trợ nhiều kênh bán hàng (cả online và offfline): Đồng bộ thông tin từ các sàn thương mại điện tử trên cùng một nền tảng;
- Quản lý đơn hàng: Tự động phân bổ đơn hàng về các kho gần với người mua, cập nhật thông tin vận chuyển
- Chăm sóc khách hàng: lưu trữ thông tin khách hàng, hỗ trợ tạo các combo giảm giá, chương trình khuyến mãi.
Omisell là phần mềm có thiết kế đẹp, dễ theo dõi và sử dụng. Các tính năng kể trên sẽ hỗ trợ tối đa cho chủ cửa hàng trong quá trình vận hành kinh doanh.
Omisell – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh dành cho các cửa hàng lớn.
Ứng dụng quản lý bán hàng ra đời nhằm hỗ trợ chủ cửa hàng trong việc quản lý kinh doanh và nhân sự hiệu quả hơn, tối ưu hơn về thời gian và công sức. Trong thời đại 4.0 với sự lên ngôi của xu hướng mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các ứng dụng quản lý bán hàng là điều nên xem xét.
Chào mọi người, mình là Dương Ánh Ngọc, một chuyên gia công nghệ thông tin với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và an ninh mạng. Mình rất đam mê chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình thông qua Blog Máy Tính, hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng. About me!