Lập trình viên có thể tạo ra những phần mềm, sửa đổi hoặc nâng cấp chương trình đó để tăng tính năng sử dụng chỉ với những đoạn code. Vì vậy, lập trình viên thường thành thạo 2-3 ngôn ngữ lập trình để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên để có thể thành thạo bất cứ ngôn ngữ lập trình nào nhé!
- Tìm hiểu lý do bản thân muốn học lập trình
Con đường bạn đi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lý do vì sao bạn lại muốn học lập trình và bạn có bao nhiêu thời gian để dành cho việc này. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, muốn tự tạo một website hay game,… hãy xác định rõ mục tiêu của mình và vạch ra con đường mà mình sẽ đi như thế nào nhé.
2. Nắm vững kiến thức cơ bản cốt lõi và luyện tập thường xuyên
Bạn cần nắm vững những khái niệm cơ bản, các quy tắc lập trình cốt lõi để tránh gặp phải những lỗi sai “ngớ ngẩn” trong quá trình code. Bên cạnh đó, khi đã học bất kỳ kiến thức mới nào về ngôn ngữ lập trình, bạn nên thực hành viết lại các ví dụ code đó cho đến khi thuần thục. Bởi mỗi lần viết code là một lần bạn học thêm kiến thức mới và ghi nhớ chúng một cách rõ ràng nhất.
3. Khởi đầu thông minh và tiếp tục cuộc hành trình một cách kiên nhẫn
Dù bạn có lựa chọn ngôn ngữ nào hay phương pháp học nào thì vẫn cần bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. David Sinsky, người đã tự học lập trình trong vòng tám tuần đã dành ra 2 ngày cuối tuần để đọc về phần giới thiệu về ngôn ngữ Python và tìm hiểu về phần giới thiệu của ngôn ngữ Django. Anh ta đã học qua tất cả các bài hướng dẫn, xóa toàn bộ code ví dụ minh họa và sau đó học lại các bài hướng dẫn thêm một lần nữa từ những điều cơ bản nhất.
Chính vì vậy, bạn cũng nên bắt đầu từ những điều cơ bản và kiên nhẫn trong suốt cả quá trình thực hành. Để tiến hành một dự án lập trình đầu tay từ đầu đến cuối, bạn nên chia nhỏ dự án ra thành các bước đơn giản.
4. Tham gia các khóa học trực tuyến
Các trang đào tạo trực tuyến miễn phí như Codecademy và Hour of Code participants có thể giúp bạn viết chương trình phần mềm đầu tiên. Các bài học từ KhanAcademy, Codecademy, Code.org, Udemy,… và nhiều tổ chức khác sẽ giới thiệu những kiến thức lập trình căn bản của lập trình. Hãy tìm các khóa học lập trình web phù hợp tùy theo ngôn ngữ bạn đang học.
Đây là những điểm khởi đầu tốt nhưng bạn sẽ cần phải chủ động hơn nữa hoặc tiếp tục học sâu hơn sau khi đã hoàn thành các khóa giới thiệu cơ bản này.
5. Đọc sách dạy lập trình miễn phí
Khi bạn vấp phải một vấn đề nào đó hoặc khi bạn cần tham khảo ý kiến ai đó, sách là một lựa chọn phù hợp. Trên các trang web như GitHub có đến hơn 500 đầu sách lập trình miễn phí và trang web linuxlink.com, có rất nhiều đầu sách lập trình cho 24 ngôn ngữ lập trình khác nhau.
6. Học cùng mentor
Cộng đồng lập trình có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ thế hệ lập trình viên mới. Một trang web có tên Hack.pledge() sẽ kết nối bạn với một người hướng dẫn hoặc bạn có thể đăng ký để nhờ ai đó hướng dẫn. Bạn cũng có thể truyền đạt lại cho người khác những gì mình đã học được để nhớ thông tin lâu hơn.
7. Dừng ngay việc Ctrl + C và Ctrl + V!
Copy & paste code của người khác không phải là một thói quen tốt vì mục tiêu ban đầu của bạn phải là hiểu vấn đề và tìm ra giải pháp cho nó. Bạn có thể thao tác như ví dụ người khác đưa ra, nhưng tuyệt đối đừng sao chép thành bài của mình. Bởi vì mục tiêu của bạn khi học ngôn ngữ lập trình là để hiểu rõ chúng và tìm ra giải pháp cho dự án của mình. Vậy nên hãy tập trung nghiên cứu vấn đề và thử nghiệm liên tục để tìm ra phương án tối ưu nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn hiểu vấn đề với code của mình nhưng không muốn lãng phí thời gian để viết lại từ đầu, bạn có thể tham khảo của nhà phát triển khác. Nhưng ngay cả khi tham khảo, bạn cũng nên hiểu sâu về cách thức hoạt động của đoạn code này.
8. Không nên tạo nhiều tính năng cùng một lúc
Khi bạn làm việc trên một chương trình tương đối lớn, chẳng hạn như một dự án cá nhân, bạn nên viết code vừa đủ để chạy hệ thống. Luôn bắt đầu với chức năng cơ bản và dần dần thêm các tính năng khác. Bằng cách này, bạn sẽ gặp ít lỗi hơn và bạn sẽ tốn ít thời gian hơn để phát triển, bảo trì và gỡ lỗi.
9. Nắm vững nguyên tắc YAGNI – You aren’t gonna need it (Bạn không cần nó)
Nguyên tắc YAGNI nói rằng đừng làm gì nhiều hơn những gì bạn được yêu cầu. Đừng đoán trước tương lai và chỉ cần tạo ra thứ gì đó hoạt động càng sớm càng tốt. Chỉ lập trình những phần cần thiết để giải quyết vấn đề hiện tại.
10. Đừng cố chấp giải quyết một vấn đề
Khi bạn gặp vấn đề hoặc bug khó khăn, hãy bỏ qua và quay lại sau. Đôi khi bạn có thể tìm ra giải pháp tốt nhất khi đang trên đường từ nhà đến công ty, hoặc thậm chí đang tắm,… Nếu bí ý tưởng quá, bạn hãy gửi tín hiệu trợ giúp đến đồng đội hoặc cấp trên của mình để được hướng dẫn và lý giải nhé!
Trên đây là những mẹo và nguyên tắc giúp các lập trình viên nâng cao kỹ năng của mình. Như đã nói ở trên dù không đơn giản để áp dụng tất cả nhưng nếu bạn có những tuân thủ, chúng sẽ giúp bạn thay đổi rất nhiều trong sự nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!
Chào mọi người, mình là Dương Ánh Ngọc, một chuyên gia công nghệ thông tin với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và an ninh mạng. Mình rất đam mê chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình thông qua Blog Máy Tính, hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng. About me!