Kinh Nghiệm Chọn Vỏ Case Máy Tính Cho Người Mới Build PC
Một chiếc Case của máy tính ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của hệ thống desktop mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn Case máy tính phù hợp nhất với nhiều yếu tố cần thiết. Hãy xem ngay bài viết này ngay để tham khảo thêm cách chọn Case máy tính dành cho người mới tập build PC nhé!
Hướng dẫn chọn Case máy tính đơn giản và nhanh chóng
Phải vừa vặn với Mainboard
Hiện nay, một số kích thước của Mainboard được sử dụng phổ biến có thể nhắc tới là M-ATX, Mini ITX và ATX. Vì vậy, tương ứng với các Mainboard này mà cũng có nhiều kích thước với vỏ Case tiêu chuẩn khác nhau, vì vậy trước tiên người dùng hãy cân đối giữa vỏ Case máy tính và Mainboard.
Đồng thời, nếu trường hợp hệ thống máy tính của người dùng chỉ bao gồm những thành phần linh kiện cơ bản thì bạn có thể lựa chọn theo các nguyên tắc dưới đây:
- Mainboard M-ATX: Mid Tower hay Case Mini Tower.
- Mainboard Mini-ITX: Case Small Form Factor (Case có kích thước cỡ nhỏ, vuông vắn nhưng có rất ít không gian) hoặc case Mini Tower.
- Mainboard ATX: Case Mid Tower.
Case có kích thước cực lớn là Case Full Tower nhưng thường được ít ai sử dụng, hoặc thường sẽ được sử dụng cho các hệ thống với nhiều phụ kiện nào đó kèm theo, chẳng hạn như là tản nhiệt nước Custom hoặc để gắn Mainboard U-ATX và những bo mạch khác dành cho máy chủ.
Thêm vào đó, ngoài việc tính toán kích thước của vỏ Case máy tính có tương đối cùng với Mainboard hay không thì người dùng còn phải quan tâm tới kích thước VGA nữa nhé.
Bởi đã không ít những trường hợp, người dùng không thể lắp được nắp bên của vỏ Case vì vấn đề Card đồ họa quá dài hoặc quá lớn gây nên tình trạng bị kẹt với các linh kiện khác.
Ngoài ra, hiện nay VGA có kích thước khá đa dạng, với độ dài từ 25 đến 40cm tùy thuộc vào cụm tản nhiệt và yếu tố bảng mạch của chúng. Đặc biệt, hãy đảm bảo vỏ Case mà bạn đã lựa chọn có hỗ trợ được các VGA với chiều dài tương đối hay chưa. Vì vậy mà thông thường nhà sản xuất sẽ luôn cung cấp các thông số này một cách chi tiết để tránh việc người dùng chọn sai, thế nên trước khi bạn quyết định mua một vỏ Case mới thì đừng quên việc tìm hiểu về các thông số mà chúng hỗ trợ cho bạn.
Đồng thời, một vỏ Case với kích thước vừa vặn và phù hợp không chỉ có độ khả thi trong việc lắp đặt mà chúng còn ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ cũng như về không gian cho việc làm mát nữa.
Phải có đủ cổng kết nối
Việc lựa chọn mua vỏ Case với các cổng kết nối và trợ năng là khá quan trọng, đồng thời còn tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn sử dụng của bản thân mỗi người. Bởi với nhiều người dùng thì họ chỉ cần mặt trước của Case có audio I/O cùng với một cổng USB 2.0 là đủ, nhưng cũng có một số người thì sẽ đòi hỏi hơn thế nữa.
Thêm vào đó, ngoài các cổng kết nối được nằm ở mặt sau, thì hiện nay các Mainboard còn hỗ trợ khá nhiều cổng kết nối ở mặt trước. Và không tính tới một số cổng quen thuộc như Audio hay USB 2.0 hoặc 3.0 thì các Mainboard cao cấp khác còn có thể hỗ trợ xuất ra cổng quan hoặc USB sạc nhanh.
Ngoài ra, nếu người dùng muốn tận dụng được hết những tiện ích này thì bạn sẽ cần tới một vỏ Case với các lỗ cắm tương ứng. Đồng thời, những vỏ Case được ra mắt vào khoảng thời gian gần đây theo xu hướng hiện tại còn được bổ sung thêm cả cổng USB Type-C.
Đặc biệt, đối với những máy tính thường được dùng để chơi game, thực hiện các công việc liên quan đến đồ họa thì cần nhiều các khe mở rộng, ít nhất có thể là bằng với các khe cắm mở rộng được có trên Mainboard của bạn.
Một điều cuối cùng nữa là người dùng cần phải nắm rõ kích thước ổ đĩa của bạn, từ đó lấy thông tin chính xác để chọn loại Case có tính năng hỗ trợ đầy đủ các khay đựng. Đồng thời, nếu người dùng muốn kết nối được với các thiết bị ngoại vi mạnh mẽ khác thì bạn cần phải lưu ý tới các kết nối được hỗ trợ ở phía trước của Case.
Phải đủ rộng rãi để lắp quạt tản nhiệt
Ngoài hai điều trên, còn một điều hết sức lưu ý có ảnh hưởng lớn của vỏ Case chính là quá trình lưu thông không khí bên trong của chúng. Những vỏ Case thông thường sẽ được tính toán thiết kế sao cho những luồng không khí nóng bên trong bộ máy không bị tắc lại. Vấn đề này cũng phụ thuộc vào số lượng quạt gió của vỏ Case được lắp đặt trước đó, đồng thời những khay lắp bộ tản nhiệt (radiator) ở nhiều mặt, người dùng có thể dựa vào vấn đề này để thiết lập chiều hút và thổi gió.
Nhưng người dùng hãy lưu ý chọn lựa các vỏ có thể lắp ít nhất là 1 đến 3 quạt ở mặt trên cũng như ở mặt dưới, kết hợp với 1 quạt tản nhiệt ở mặt sau. Bởi nhờ vào vấn đề này, người dùng sẽ không còn phải lo lắng tới việc khí nóng khó có thể thoát ra khỏi vỏ Case của bạn nữa rồi.
Một lưu ý nữa là, đối với việc tản nhiệt khí thì người dùng cần thực hiện việc kiểm tra độ rộng của vỏ Case có đủ chỗ cho Mainboard và tản nhiệt không. Với việc tản nhiệt chất lỏng thì người dùng hãy kiểm tra độ dày của tấm tản nhiệt, quạt gió và khả năng gắn có vừa, chính xác chúng lên Case hay chưa nhé.
Màu sắc, thiết kế và chất liệu Case
Đối với màu sắc, bạn có thể lựa chọn cho mình một màu sắc theo mong muốn tùy vào nhu cầu của người dùng đối với vỏ Case. Tuy nhiên, một vỏ Case tông trầm sẽ lâu cũ, sang trọng và hiện đại theo năm tháng, nhưng nếu tông màu sáng thì sẽ giúp cho không gian của bạn năng động, trẻ trung hơn rất nhiều.
Còn về thiết kế, bạn nên lựa chọn thiết kế của vỏ Case cho máy tính có khả năng bố trí được các cáp nối, hỗ trợ việc lắp ráp, vật liệu cấu thành, nâng cấp các linh kiện. Ngoài ra, các Case lớn thông thường sẽ có giá thành khá cao nhưng lại có thêm các ống hoặc vòng cao su dẫn dây cáp, điều này giúp không gian bên trong Case sẽ gọn hàng và tăng hiệu quả lưu thông không khí bên trong máy rất nhiều đấy nhé.
Cuối cùng là chất liệu của vỏ Case, trên thị trường hiện nay Case hầu như được làm bằng thép là chủ yếu, nhưng thép lại có nhược điểm là khiến cho Case nặng nề và khó chịu hơn, thế nên nhà sản xuất đã đưa thêm dòng Case được làm bằng nhôm. Vật liệu nhôm giúp cho trọng lượng của Case được giảm đi đáng kể, thuận tiện cho việc di chuyển, mang vác khi cần. Thêm vào đó, một số Case còn hỗ trợ tính năng tháo lắp nhanh chóng thông qua các linh kiện bằng cửa vít vặn, cửa sổ được thiết kế đặc biệt hoặc nắp đậy khe PCI. Bạn cũng cần hết sức lưu ý về vấn đề kích thước của Case có phù hợp với không gian của mình hay không để tránh tình trạng Case quá lớn gây nhiều sự bất tiện trong quá trình sử dụng.
Tóm lại, người dùng nên chọn vỏ Case có khả năng bố trí được các dây cáp ở bên trọng được gọn gàng cùng với khả năng hỗ trợ cho việc tháo lắp tiện lợi hơn. Bởi những điều này sẽ giúp ích được người dùng rất nhiều trong suốt thời gian bạn sử dụng. Đồng thời, bạn cũng đừng quên lựa chọn chất liệu vỏ Case sao cho thuận tiện hơn trong việc di chuyển và tôn lên nét cá tính, phong cách của mình nhé.
Đồng bộ với các linh kiện bên trong, tạo nên vẻ đẹp hài hòa
Đầu tiên là lựa chọn một vỏ Case hỗ trợ đồng bộ với các linh kiện bên trong, người dùng nên chọn vỏ Case có khả năng bố trí được các dây cáp ở bên trong được gọn gàng cùng với khả năng hỗ trợ cho việc tháo lắp tiện lợi hơn. Bởi những điều này sẽ giúp ích được người dùng rất nhiều trong suốt thời gian bạn sử dụng.
Sau đó người dùng hãy nghĩ tới một thiết kế độc đáo và màu sắc sao cho phù hợp với bản thân của mình để có thể tôn lên được cá tính cũng như phong cách của bản thân, bạn có thể tham khảo một số các lưu ý trong việc lựa chọn sau đây:
- Không nên lựa chọn các vỏ Case có mặt hông làm bằng mica, kính, nếu như phần cứng phía bên trong của Case không được đẹp.
- Nếu như bàn phím, chuột, màn hình của bạn mang phong cách nhẹ nhàng, đơn giản thì người dùng lựa chọn 1 vỏ Case có nhiều đèn LED sẽ thật sự không được phù hợp.
- Việc Custom hay “độ” lại một vỏ Case có sẵn là một lựa chọn khá hay dành cho người dùng, bởi chúng sẽ giúp bạn có được một hệ thống độc đáo. Tuy nhiên lúc này bạn hãy đảm bảo việc can thiệp vào bộ khung của vỏ để không làm ảnh hưởng nhiều tới các quá trình hoạt động cũng như các thành phần ở bên trong.
Trên đây là bài viết hướng dẫn chọn Case máy tính dành cho người mới tập build PC chi tiết nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ ngay đến bạn bè, người thân và đừng quên để lại thắc mắc dưới phần bình luận bên dưới nhé!
Chào mọi người, mình là Dương Ánh Ngọc, một chuyên gia công nghệ thông tin với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và an ninh mạng. Mình rất đam mê chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình thông qua Blog Máy Tính, hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng. About me!